Khoá 25 (1968-1972) Quyết Chiến Tất Thắng

Testing ...

Friday, April 29, 2016

Sức Khoẻ Là Vàng: Trừ Bệnh Chuột Rút


Tôi không phải là người luôn luôn tin những gì trên internet, nhiều cáì cũng tào lao lắm, nhưng có một mẹo này, được áp dụng tren chính bản thân mình, tôi thử được 3 lần, thấy quá hiệu quả, mới vội vàng chia sẽ ngay cho các bạn ( vì sợ share tào lao …mất uy tín !! hihi ).
Tôi thường hay bị chuột rút, cơn co cơ đau ..thấu trời xanh, được biết những cơn co cơ bắp như vậy có nhiều nguyen nhân: nào là thiếu calci, thiếu nước, thiếu Vitamin B1 … nhửng giai đoạn bị chuột rút thường xuyên như vậy, tôi cũng dùng đủ loại, nhưng củng chả thấy si nhê gì cả - chỉ còn một cách cũng tạm qua… cơn là : ngâm chân vào thau nước nóng - thật nóng – khoảng 15-20 phút , cơ mới nhả ra ..từ từ ..chậm rãi - còn khi ở nhửng nơi, không có ..thau hay nước nóng lấy đâu ra (như hôm ở bên Cali – chuột cứ thi nhau rút chân bên này, rồi chân bên kia – tôi cứ vã mồ hôi hột mà ..ôm nó ), và từ hôm đó đến nay, tôi vẫn khổ sở với những cơn ..mouse rút như thế . Một hôm tình cờ đọc trên net thấy chỉ cách:  Hể có cơn chuột rút ở chân, bên nào rút thì ..giơ tay nên kia lên . tôi thấy ..hoài nghi cái ..kiểu quá đơn giản như vậy – nếu chỉ có thế thì các hãng thuốc tây ế là cái chắc. Thôi thì để có ..cơ hội thì cứ thử xem .
1. Lần 1, tôi đang ngủ, thì lại có cơn co cứng chân, đau quá, thức dậy – nhớ mẹo – giơ một tay lên – do đang buồn ngủ, tôi giơ ..lộn bên, không thấy hết, sực nhớ bài, tôi bỏ tay xuống, giơ tay bên kia – lạy trời – cơn co biến ngay tức khắc – chưa đầy 1 nốt nhạc.
2. Lần hai, đang ngồi trong xe hơi, lại bị nữa – tôi giơ tay lên, nhưng có lẽ người đang ở thế ngồi, củng phải …2 giây sau, cơ mới dãn.
3. Lần ba, đang tắm, nước nóng à nhe – lại bị cơn co cứng – vì tắm bằng vòi sen mà, đang ở thế đứng – tôi .. giơ tay (đúng tay bên kia) thằng lên trời – cơn chuột rút biến ngay tức thì .
Quá sung sướng, từ nay tôi không còn sợ cái cảnh chuột cứ thích co chỗ nào thì co – tôi đã có một mẹo rất dể làm, và cực kỳ đơn giản, là hể bị nó rút bên nào thì dơ thắng tay bên kia lên..trời – nhớ giơ đúng tay, và ở tư thế càng thẳng với body, thì chuột rút ..đi nhanh như tên bắn ..
Cùng chia sẻ với các bạn – hay có ai quen bị chuột rút giống tui, mách dùm làm…phước .! Cám ơn bạn ...
Sưu Tầm

King Kong Nguyễn Như Mạnh Thăm Viếng Japan



Bác Mạnh là người bạn K25 đầu tiên tôi gặp mặt trên đất Nhật. Tuy làm việc và sống nhiều tại Nhật nhưng lúc đó chỉ đến một mình cho công việc. Lần nầy có bác gái đi cùng, công việc đã xong, thảnh thơi tha hồ du hí. Mới ngày đầu hai bác đã phê sau khi đi tắm onsen. Võ Rè

Thursday, April 21, 2016

Những lợi thế sức khỏe của tuổi già


Chào mừng quý vị đến với kỷ nguyên của những người lớn tuổi!

Với hơn 800 triệu người trên 60 tuổi và số người từ trăm tuổi trở lên còn nhiều hơn cả dân số của Iceland (khoảng 329.000 người), thế giới phải chuẩn bị đối mặt với các hậu quả kinh tế và xã hội của việc này.

Từ vô số những chứng bệnh cho đến da nhăn nheo và các giác quan không còn minh mẫn, tuổi già bị bao quanh bởi sự suy giảm dần dần, cần được chăm sóc y tế và không còn mong đợi gì nhiều.

Thế nhưng liệu có chút gì đó lạc quan dành cho những người gia nhập vào hàng ngũ đầu bạc hay chăng?

Kể từ thời xa xưa, tuổi già cũng đồng nghĩa với sự suy thoái của cơ thể. Người Hy Lạp còn có quan niệm đặc biệt khắt khe về tuổi già – nhiều người xem tuổi già là một căn bệnh.

Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy suy cho cùng tuổi già không đơn giản chỉ là quá trình suy giảm.

Khi nào thì con người bắt đầu già?

Nhà thơ Dante tin rằng tuổi già bắt đầu khi con người bước qua tuổi 45. Một khảo sát được thực hiện với người dân Anh cho thấy người dân nước này coi tuổi già bắt đầu khi 59 tuổi.

Người được khảo sát càng lớn tuổi thì họ càng có khuynh hướng xem tuổi càng cao hơn mới là già.

Tuy nhiên Liên Hiệp Quốc và đa số các khoa học gia định nghĩa tuổi già là độ tuổi sau 60.

Ít cảm lạnh hơn

Tuổi tác không chỉ làm cho con người ta khôn ngoan hơn. Hệ miễn dịch của chúng ta phải đối mặt với hàng triệu mối hiểm nguy tiềm tàng mỗi ngày. Là lực lượng cảnh sát trông chừng cơ thể, hệ miễn dịch phải học cách nhận diện các hiểm nguy.

Để đối phó với chúng, cơ thể chúng ta sản xuất ra những tế bào bạch cầu đặc biệt tương ứng với hình dáng phân tử của hàng triệu vi khuẩn xâm nhập khác nhau.

Khi các tế bào bạch cầu nhận diện được kẻ thù thì chúng sẽ bao quanh lấy chúng và hình thành một ‘sự ghi nhớ miễn dịch’. Lần sau, khi kẻ thù đó xuất hiện, chúng có thể huy động một lực lượng phản ứng nhanh.

Hệ thống miễn dịch ghi nhớ được các kẻ thù mà nó từng phải chống chọi, khiến cho việc tránh được các trận cảm cúm trở nên dễ hơn khi ta nhiều tuổi hơn

John Upham từ Đại học Queensland cho biết sự ghi nhớ này có thể kéo dài rất lâu.

“Những ai đã trải qua nhiều trận dịch bệnh thì trong một số trường hợp hệ miễn dịch của họ có thể nhận diện được virus gây bệnh cho đến 40 hay 50 năm sau."

"Hệ miễn dịch có thể bắt đầu ‘ngủ quên’ khi bạn bước vào độ tuổi 70 hay 80 nhưng có những lúc, nhất là khi chúng ta bước vào độ tuổi 40 cho đến cuối tuổi 60 hay đầu độ tuổi 70, hệ miễn dịch của chúng ta ghi nhớ những virus mà chúng đã từng đối mặt trải qua năm tháng."

Hệ miễn dịch tích lũy này giúp chúng ta ít bị cảm cúm hơn. Trong khi những người 20 tuổi có thể bị cảm vài ba lần trong một năm, những người trên 50 tuổi trung bình chỉ bị cảm có một hai hay lần một năm.

Tuy nhiên những cách phòng vệ miễn dịch khác thì yếu dần theo độ tuổi. Cơ thể chúng ta sẽ tạo ra ít tế bào bạch cầu mới hơn và chúng sẽ trở nên chậm chạp hơn. Hệ miễn dịch của người lớn tuổi cũng tạo ra ít kháng thể hơn, tức là những protein bám vào nguồn gây bệnh để nhận diện và tiêu diệt chúng.

Sống qua những trận dịch

Đại dịch cúm hồi năm 1918 là trận dịch gây chết chóc nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, cướp đi sinh mạng của 50 triệu người. Tuy nhiên nó lại nguy hiểm nhất ở những người vốn thường được xem là mạnh khỏe – những người trong độ tuổi từ 20 đến 40. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự khi nổ ra dịch cúm heo hồi năm 2009 với đa số nạn nhân tử vong là dưới 65 tuổi.

Người ta cho rằng những virus gây bệnh đã khiến cho hệ miễn dịch của các nạn nhân phản ứng quá mức. Những người có hệ miễn dịch mạnh mẽ nhất đã có phản ứng dữ dội nhất và gây hậu quả nặng nề nhất.

Phản ứng miễn dịch lành mạnh tùy thuộc vào phản ứng tích cực. Khi mầm bệnh được phát hiện, những cơ xung quanh tiết ra thông điệp bằng hóa chất gọi là cytokine để kêu gọi sự giúp đỡ.

Khi những tế bào bạch cầu đến nơi, chúng cũng được kích thích tiết ra hóa chất này để kêu gọi thêm nhiều bạch cầu nữa đến nơi.

Tuy nhiên, đôi khi việc diệt mầm bệnh trở nên vượt quá vòng kiểm soát và giết chết các tế bào khỏe mạnh, gây nên chứng viêm chết người.

Chúng ta chưa biết được điều gì đã kích hoạt cơn bão cytokine này, nhưng các nghiên cứu hiện nay đã xem xét tới một cách chữa trị mới cho căn bệnh cúm. Cách chữa trị này đối xử với cơn bão cytokine thay vì đối phó với virus gây bệnh.

Hệ thống miễn dịch ở người cao tuổi sản sinh ra ít chất kháng thể hơn, và do vậy tốt hơn cho sức khỏe

Giảm dị ứng

Đối với những ai bị dị ứng thì tuổi già lại là một điều tốt.

Trong khi nguyên nhân tối hậu gây ra chứng dị ứng vẫn còn đang được tranh cãi dữ dội thì tất cả các chứng dị ứng đều do các kháng thể tạo ra. Thủ phạm chính là kháng thể Immunoglobulin E và cũng giống như tất cả những kháng thể khác, sự xuất hiện của chúng sẽ suy giảm cùng với tuổi tác.

Mitchell Grayson từ Học Viện Nhi Khoa Wisconsin nói rằng khi chúng ta càng lớn tuổi, thì các triệu chứng của dị ứng càng trở nên ít nghiêm trọng hơn.

“Bệnh dị ứng đạt đến điểm tột đỉnh khi chúng ta còn nhỏ và sau đó dường như chúng suy giảm ở độ tuổi cuối tuổi thanh thiếu niên và bước vào độ tuổi 20. Ở độ tuổi 30 chứng dị ứng có thể quay trở lại cho đến khi chúng ta bước vào độ tuổi 50 và 60 khi mà các triệu chứng có khuynh hướng ít xảy ra hơn."

Khôn ngoan hơn

Không thiếu những tiếng lóng để miêu tả hành động tàn phá của tuổi già đối với não bộ. Tuy nhiên trong một số năng lực quan trọng thiết yếu thì bộ não người lớn tuổi thật sự trở nên khôn ngoan hơn.

Michael Ramscar thuộc Đại học Tubingen nói rằng chúng ta đã hiểu sai về cách bộ não bị lão hóa.

“Số lượng neuron thần kinh đạt đến tột đỉnh vào khoảng 28 tuần lễ sau khi ta chào đời, nhưng phân nửa số neuron được tạo ra này chết đi khi chúng ta bước giai đoạn cuối độ tuổi thiếu niên."

"Do chúng ta thường không cho rằng giai đoạn từ khi chào đời cho đến 18 tuổi là giai đoạn suy giảm đáng sợ, cho nên ta dễ đi đến kết luận rằng kích thước não, được tính dựa vào số lượng neuron, không phải là chỉ số quan trọng cho lắm."

Nghiên cứu Seattle Longitudinal Study đã theo dõi năng lực trí tuệ ở 6,000 người kể từ năm 1956.
Đây là nghiên cứu dài nhất trong nhóm những nghiên cứu cùng loại với các người tình nguyện được kiểm tra bảy năm một lần.

Tuy những người lớn tuổi không giỏi về toán, phản ứng chậm hơn cũng như không nhạy về ngữ vựng, định hướng không gian và năng lực giải quyết vấn đề, nhưng năng lực của họ vẫn tốt hơn trong độ tuổi cuối 40 và độ tuổi 50 nếu so với chính họ khi 20 tuổi.

Những người bị dị ứng sẽ thấy càng về già các triệu chứng càng trở nên ít trầm trọng hơn

Gary Small, chuyên gia nghiên cứu bệnh học tâm thần lão khoa tại Viện Nghiên cứu Não thuộc Đại học California, giải thích rằng đó là nhờ vào những kiến thức tích lũy được trong nhiều năm.

“Con người có được tầm nhìn tốt hơn về những điều quan trọng, năng lực giải quyết vấn đề trở nên tinh thông hơn sau nhiều năm thực hành. Ngoài ra còn có sự tích lũy một số hiểu biết nhất định – cái mà chúng ta gọi là sự thông minh kết tinh.”

Điều này dựa trên nguyên lý sinh học. Các tín hiệu thần kinh được ngăn cách bằng một chất mỡ có tên là myelin vốn bao quanh đầu neuron.

Đây là một chất quan trọng giúp làm tăng tốc độ của các tín hiệu điện từ não bộ được truyền đi nhưng người ta cho rằng chất này trở nên suy yếu cùng với tuổi tác.

Không phải vậy!

“Khi con người càng lớn tuổi chúng ta sẽ thấy sự bao bọc xung quanh cách neuron thật ra sẽ tăng lên, do đó các tín hiệu thần kinh sẽ truyền đi nhanh hơn ở người trung niên so với người trẻ tuổi. Vào khoảng độ tuổi đó thì hoạt động của những tế bào não này cũng sẽ đạt đến tột đỉnh,” Small phân tích.

Sinh hoạt tình dục tốt hơn

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người lớn tuổi sinh hoạt tình dục tích cực hơn và đạt phẩm lượng cao hơn là chúng ta nghĩ.

Một nghiên cứu hoạt động tình dục và sự thỏa mãn của nữ giới trong độ tuổi 80 cho thấy phân nửa phụ nữ trong độ tuổi này vẫn ‘luôn luôn’ hay ‘đa phần’ đạt cực khoái.

Các nghiên cứu khác cũng cho ra những kết quả bất ngờ tương tự – một khảo sát trên những người trên 60 tuổi cho thấy 74% đàn ông và 70% phụ nữ cho biết họ hài lòng hơn khi quan hệ tình dục so với khi họ trong độ tuổi 40.

Tara Saglio, một nhà trị liệu về tình dục ở London giải thích rằng đó là do phụ nữ lớn tuổi ít cảm thấy bất an hơn. “Phụ nữ lớn tuổi cũng tự tin hơn khi nói về đời sống tình dục của họ. Chính sự tự tin đó khiến quan hệ tình dục của họ trở nên tốt hơn.”

Khi lớn tuổi, bệnh đau đầu trở nên bớt khủng khiếp hơn

Ít bị đau đầu hơn

Chứng đau nửa đầu cũng sẽ thuyên giảm khi chúng ta lớn tuổi hơn. Một nghiên cứu ở Thụy Điển đối với các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên cho thấy những trận đau đầu trở nên ngắn hơn, ít đau đớn hơn và ít thường xuyên xảy ra hơn ở những người lớn tuổi.

Trong số 374 người tham gia vào nghiên cứu, chỉ có bốn người mắc chứng đau đầu kinh niên.

Ít đổ mồ hôi hơn

Khi ta càng lớn tuổi, tuyến mồ hôi càng co lại. Các nghiên cứu cho thấy những người ở độ tuổi 20 thường đổ mồ hôi nhiều hơn so với khi họ tới độ tuổi 50 hay 60.

Chiến thắng tử thần

Bạn vẫn không tin sao? Ngay cả khi bạn lớn tuổi thì cũng không có nghĩa là Thần Chết đang đến gần như bạn vẫn tưởng.

Những người lớn tuổi nhất giờ đây đã khỏe mạnh hơn bao giờ hết và vẫn còn cơ hội ăn mừng thêm một số lần sinh nhật nữa.

Trong giai đoạn 2011-2014, trung bình một người 25 tuổi có thể có tuổi thọ đến 84 đối với nữ và 80 đối với nam, trong khi một người 95 tuổi có thể hy vọng đón sinh nhật lần thứ 98 đối với nữ và 97 đối với nam.

Tác giả: Zaria Gorvett

Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.

Monday, April 18, 2016

Lời Nguyện Dưới Trời



Ông Thoại Đình chuyển bài thơ tình hay.

Thượng da

Thượng da,
Ngã dục dữ quân tương tri,
Trường mệnh vô tuyệt suy.
Sơn vô lăng,
Giang thuỷ vị kiệt,
Đông lôi chấn chấn,
Hạ vũ tuyết,
Thiên địa hợp,
Nãi cảm dữ quân tuyệt.
Dịch nghĩa

Hỡi trời,
Ta nguyện được cùng chàng tương tri (yêu nhau),
Duyên tình mãi mãi không dứt.
(Tới khi nào) núi không còn đất,
Sông cạn hết nước,
Mùa đông sấm chớp,
Mùa hè tuyết rơi,
Trời đất hợp làm một,
Mới dám cùng chàng chia lìa.


Ông Đình và các bạn K25,
Thì ra câu thề nguyện "Sông cạn, núi mòn" là ở đây.
Ngẫu hứng viết bài này thành bài lục-bát để các bạn cùng tôi, chúng ta cùng ước nguyện với người bạn đời của mình sẽ mãi mãi tay trong tay đi trọn đường đời.


Lời Nguyện Dưới Trời

Đôi ta cùng đứng dưới trời,
Nắm tay thề nguyện một lời sắt son:
Khi nào sông cạn, núi mòn,
Mùa Đông sấm dậy, Hạ còn tuyết rơi.
Khi nào đất hợp cùng trời,
Thì đôi ta mới nói lời chia tay.

Bùi Phạm Thành (4/18/2016)

Sunday, April 17, 2016

Chúc Mừng Anh Chị Huỳnh Đức hạnh

Ban Xã Hội K25 hay tin bạn Huỳnh Đức Hạnh vừa làm lễ thành hôn cho con trai út: cháu Huỳnh Đức Hiển kết duyên cùng cháu Cao Thị Sang vào ngày 17 tháng 4 năm 2016 tại tư gia, Sài Gòn, Việt Nam. Thay mặt Ban Đại Diện K25 niên khóa 2014-2016 Ban Xã Hội xin chúc mừng anh chị Huỳnh Đức Hạnh có thêm dâu thảo. Thân chúc hai cháu HUỲNH ĐỨC HIỂN và CAO THỊ SANG:  TRĂM NĂM HẠNH PHÚC
Trần Kiến Võ TBXH/K25 


Chị HĐ Hạnh cùng hai cháu Hiển và Sang trong ngày rước dâu


Viếng thăm bạn Nguyễn Thành Long

Vài hình ảnh của anh chị Phạm Văn Keo và Nguyễn văn Hoà đã đến thăm viếng gia đình anh chị Nguyễn Thành Long trong tuần vừa qua.




Cây Kiểng (Bonsai)

Phim quay từ phản lực cơ chiến đấu của Thuỵ Điển

Nguyễn Đình Quế Thăm Viếng Washington DC

Từ trái qua gồm có : Trần Ngọc Lạc K 30 (em ruột Trần Ngọc Tý Pilot)
Nguyễn Đình Quế (C25 thời TKS)
Sadi tóc bạc (Hòa muối bảo là rất khó tìm)
Vũ Quý Khang K30
Đổ Ngọc Châu tường trình từ Washington DC


Kỷ Niệm Băng "nồi niêu xoong chảo"


Hồi ở lầu 3 ĐĐA, Ông Đình là chủ xị của "băng nồi niêu xoong chảo" (chữ của Tân Xàm) trong đó có Bảo (dép), Xương, Giang (UK), Võ (Rè - Japan) và tui vẫn thỉnh thoảng ghé qua. Băng "nồi niêu xoong chảo" vẫn còn đủ nhưng bây giờ thì mỗi người một nơi.

Căn phòng nhỏ vương vương khói thuốc 
Trời bên ngoài lất phất mưa bay 
Tách trà thơm, buồn vui chuyện gẫu 
Đình, Võ, Xương, Tân, Bảo, Thành, Giang 


Ngày xuống núi bung ra khắp nẻo 
Như nhân duyên lúc hợp lúc tan 
Bốn mươi năm ngoảnh đầu nhìn lại 
Bạn năm xưa xa mãi ngút ngàn 
Có những lúc ngoài trời mưa bụi 
Tách trà thơm gợi nhớ miên man 
Tưởng trong ta Xuân về lần nữa 
Hoa Đào đỏ và Hoa Quỳ vàng 
" Mai ta đi là xa rời Đà Lạt ... " 
Vẳng đâu đây ai gẩy cung đàn

Bùi Phạm Thành

Anh chị Nguyễn văn Tính sang Tokyo thăm con


Vài hình ảnh Anh chị  Nguyễn Văn Tính sang Tokyo thăm con gái đang làm việc tại đây - Võ Rè

Phái đoàn Úc châu thăm Nhật Bản


Các bạn thân mến,
Phái đoàn Úc châu do bạn Đỗ Hoàng Vân hướng dẫn gồm 5 cặp ( Khóa21,23, 25, 26, 30) vừa có chuyến rong du Nhật Bản. Xin gửi đến quý anh chị K25 từng bước chân trên đường rong du của phái đoàn. Bước 1: đón từ phi trường Haneda về khách sạn.
Võ Rè



Wednesday, April 13, 2016

20 Thế Tập Thể Thao Chỉ Dùng Sức Nặng Của Thân Thể