Khoá 25 (1968-1972) Quyết Chiến Tất Thắng

Testing ...

Saturday, December 31, 2016

Tuesday, December 27, 2016

Những Trang Nhật Ký Cho Anh

Những Trang Nhật Ký Cho Anh
K N K25B
Ngày... Tháng... 
Tâm yêu dấu, những bận rộn và lo lắng trong cuộc sống mới, chắc làm anh mệt mỏi. Chẳng còn thì giờ để mơ mộng, để lãng mạn nhớ lại những kỷ niệm của dĩ vãng. Một khoảng cách thật xa giữa Thùy Vi và anh, không còn thuộc trong tầm tay với của chúng mình. Xót xa. 
Còn nhớ không anh, ngày đó, anh và các bạn đã về đây. Vùng cao nguyên mát lạnh Đà Lạt, thành phố của muôn hoa, của những đồi xanh cỏ mướt, được ca tụng bằng tên"Le Petit Paris" với hàng trăm ngôi biệt thự kiến trúc mỹ thuật tân kỳ không thấy có sự trùng lắp. Các anh đã cùng chia sẽ những nỗi nhọc nhằn, gian khổ, nhất là trong 8 tuần lễ huấn nhục ban đầu. Trường Võ Bị Quốc Gia đã là niềm tự hào cho dân tộc mình,vì đó là ngôi trường lớn nhất trong vùng Đông Nam Á. 
Thế rồi thấm thoát thời gian qua thật nhanh, văn ôn võ luyện chu toàn, trang bị thêm căn bản lãnh đạo chỉ huy. Như những con chim được ôm ấp nuôi dưỡng nhiều năm trời trong đôi cánh ấm của mẹ, bây giờ đã tạm gọi là đầy đủ lông cánh, để bay đi khắp bốn vùng chiến thuật. 
Tháng mười hai, muà Đông chia tay, buổi lễ ra trường thật trang nghiêm và cảm động nơi Vũ Đình Trường. Trong giờ phút thiêng liêng đó,tất cả một lòng nung nấu ý chí cương quyết phục vụ cho lý tưởng tự do, cho quê hương Việt Nam yêu dấu. Sau ngày mãn khoá, mỗi anh sẽ về đơn vị mình đã chọn. Thành phố thường ngày êm đềm và yên tĩnh nay cũng đã nhộn nhịp hẳn lên. Quan khách và gia đình từ khắp phương xa tìm đến. đặc biệt luôn luôn có vị nguyên thủ quốc gia. 
Anh, bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ đã đưa đến việc anh chọn một binh chủng áo hoa, từng nổi tiếng tham gia thật nhiều chiến trận. Tâm trạng em trong những ngày ấy, bồn chồn không yên, có linh cảm thật lạ kỳ.
Sau buổi đi dạo, anh trở về trường thu xếp vài thứ cần thiết. Nhìn theo dáng anh khuất em muốn khóc, em thấy mình bơ vơ và cô đơn quá. Khoác măng tô em đi ngược lại vùng đồi cỏ Đô Men, có ngôi giáo đường mầu hồng phấn đậm thật đẹp. Anh hay đưa em đi lễ ngày Chủ Nhật. Anh không có đạo, em nghĩ anh chiều em và thíchngắm cảnh đẹp của thung lũng rừng thông phiá dưới chân đồi đó thôi. Trước tượng ảng Mẹ Maria nhân từ, em thật nhiều xúc động, cuối đầu nghiêm trang quí làm dấu và cầu nguyện. Em thì thầm kể lễ thật nhiều, tâm sự cùng Mẹ tất cả sâu kín trong tâm hồn, khấn nguyện xin Mẹ ban phép lành cho em cho chúng mình, rồi lầm lũi trong lẽ loi đi trở về một mình, trong lành lạnh cuả buổi chiều chạng vạng....

Saturday, December 24, 2016

Ngày Này 45 Năm Trước

Quý Niên Trưởng cùng các bạn, cách đây đúng 45 năm, hơn 300 Ứng Viên Khóa 28 đang tạm trú tại Khu Quang Trung, chờ ngày mai nhập Trường Võ Bị vào đúng ngày Lễ Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 1971.
Sáng ngày 24/12/1971 các Ứng Viên Khóa 28 được các SVSQ/CB/Khóa 25 “chào đón” ở Cổng Nam Quan, và trãi qua những giờ “hành xác” nhập Trường không thể nào quên.
Đêm đầu tiên của đời linh, đêm đầu tiên ở TVB, cũng là Đêm Kỷ Niệm Chúa Giáng Trần; lẫn trong tiếng hét, tiếng ra lệnh đầy uy quyền của các SVSQ/CB/K25 vẫn có thể nghe văng vẳng rất xa, tiếng chuông của Nhà Thờ Cộng Hòa, đỗ từng hồi mừng lễ Giáng Sinh. Các Niên Trưởng Khóa 25 đã là những người “thầy” đầu tiên của Khóa 28 trong cuộc đời binh nghiệp, và thật may mắn cho Khóa 28, vì các Niên Trưởng Khóa 25 đã xây dựng trong tâm trí của Khóa 28 những hình ảnh rất đẹp về người linh, về người SQ/QLVNCH xuất thân từ TVBQGVN. Có thể nói không ngoa rằng: Khóa 25 đã là “thần tượng” của Khóa 28.
Cho đến hôm nay, dù đã 45 năm trôi qua, những cảm xúc của ngày khóa 28 nhập trường vẫn còn sống mãnh liệt trong tôi, ngày mà những ai gia nhập Khóa 28 bước sang một chương mới của cuộc đời.
Mỗi lần nghe câu hát: “bao nhiêu năm Chúa xuống dương gian, bấy nhiêu lần Tôi nhớ người yêu!”, thì tôi muốn đổi lại rằng: “bao nhiêu năm Chúa xuống dương gian, bấy nhiêu lần Khóa 28 nhớ ngày nhập Trường Võ Bị!”.
Kính chúc quý Niên Trưởng, đặc biệt với các Niên Trưởng Khóa 25 một Lễ Giáng Sinh an lành hồn xác, tràn ngập niềm vui.
Thân Kính,
Nguyễn Sanh Khóa 28.

Wednesday, December 21, 2016

Tâm Thư Ban Xã Hội K25

Thân gửi các bạn K25,
Giáng Sinh gần kề trong những ngày cuối năm trước khi qua năm mới Đinh Dậu 2017, niềm vui chưa kịp đến thì chúng ta đã nhận tin buồn về người bạn thân yêu của chúng ta ĐỖ VIẾT TOÁN đã về miền miên viễn, đây quả là một sự mất mát lớn lao với K25.
Từ bao năm qua, Toán chính là viên gạch nối cho căn nhà TÌNH TỰ VÕ BỊ của Trường Mẹ nói chung và K25 nói riêng, là giây liên lạc Trong và Ngoài để chuyển những tin yêu của bạn bè đến những chốn xa xôi với những bạn đang trong hoàn cảnh khó khăn đơn độc. Đối với những bạn khi còn ở VN, cùng sinh hoạt với nhau thì chắc chắn sẽ Trân Quý những hình ảnh đó. Mong rằng trong sự ra đi của Toán với nỗi thưong tiếc của bạn bè, hình ảnh của Toán sẽ là niềm khích lệ giúp chúng ta gắn bó lại với nhau, không biết sẽ tới phiên ai, trước sau gì cũng đến, vậy hãy nên trân quý những gì mình đang có, buông bỏ bớt những gì có thể gây "nhăn nhó" cho mình và cho người khác, hãy giữ cho nhau nụ cười đi thì ta sẽ không bao giờ đơn độc nữa.
Thay mặt Ban Đại Diện K25,Thân chúc Đại Gia đình K25 một đêm Giáng Sinh và năm Mới thật nhiều Đầm ấm và thật nhiều TÌNH TỰ.  Bùi Đạt Trung
12/21/2016

Jackie Evancho - Silent Night

Vĩnh Biệt Bạn

Xuôi tay bạn thoát kiếp ba sinh, 
Lưu lại trần gian một chút tình. 
Phu thê bạn đã tròn tín nghĩa, 
Tử tôn cũng đã vẹn hy sinh. 
Bạn hữu cùng nhau qua hoạn nạn, 
Đồng môn vai sánh vẹn tử sinh. 
Chia tay tiễn bạn về miên viễn, 
An nghỉ ngàn năm cõi hiển linh.
 Bùi Phạm Thành


Qua Rồi Một Kiếp Nhân Sinh
Bụi trần nhẹ gánh bạn ra đi, 
Gởi lại trần gian thắm nghĩa tình 
Trãi hết tình thương cho nhân thế, 
 Chu toàn nhân nghĩa, đức hy sinh. 
Long lanh đáy mắt đầy thương nhớ, 
 Nghèn nghẹn lời thương phút tử sinh. 
Thôi nhé ! Nhẹ nhàng khi cất bước ..., 
Vầng mây thanh thoát đón đưa linh. 
Ông Thoại Đình.

Xuôi tay Bạn thoát kiếp nhân sinh 
Bỏ lại trần gian biết bao tình 
Vợ hiền thổn thức chưa tròn mộng 
Con dại hằng mong chút ân tình 
Vợ con thương tiếc khô dòng lệ 
Thân hữu than van nở dứt tình 
Thắp hương tiễn Bạn về miên viễn 
Cầu chúc an bình cỏi hiển linh 
Tài Cao

Bạn Toán ơi!
Bạn mới vĩnh biệt trần gian cách đây vài giờ, hương linh của bạn như đang phản phất đâu đây và rất gần với bạn bè. Tôi tin bạn đang nghe lời thì thầm cầu nguyện của tôi: Tôi cũng như bạn Đình đều tin rằng bạn đang nhẹ nhàng cất bước rời khỏi bụi trần và vầng mây thanh thoát đón đưa hương linh bạn về Miền Tịnh Độ. Bạn xứng đáng về nơi yên lành ấy, bởi ở trần gian bạn đã ban bố biết bao nhiêu công đức với cả nghĩa tình .
Thành tâm cầu nguyện hương linh của bạn:
Bỏ bụi trần bạn nhẹ gánh ra đi, 
Vầng mây thanh thoát đón đưa linh bạn về Miền Cực Lạc 
M.25

Saturday, December 17, 2016

Merry Christmas and Happy New Year 2017

Thân Chúc các bạn và gia đình
Mùa Giáng Sinh vui vẽ & Hạnh phúc
Năm mới 2017 An khang & Thịnh vượng

Nguyễn Xuân Thắng & Kim Anh

Chúc Mừng Tân Hôn



Tuesday, December 13, 2016

Bài Thơ Chợ Đời

Sáng sớm tinh sương chợ nhóm rồi, 
Khắp nơi nhộn nhịp tiếng kêu mời...: 
"Này cô, này bác, này anh chị...! 
Ghé lại xem nào,... thử chút coi." 
Bon chen, lựa chọn, rồi ngả giá, 
Cò kè, thêm bớt, bán mua thôi ! 
Trưa xế chợ đời thưa tiếng gọi , 
Đếm tiền, nhẩm tính,...! Lỗ lời , ôi ! 
Chợ chiều thưa vắng lo thu dọn, 
Sắp xếp hành trang để phản hồi. 
Về mái nhà xưa trong tĩnh lặng. 
Xôn xao bỏ lại chợ đời thôi. 
Một mình, mình nghĩ thương mình quá... 
Một cõi đi về, một khúc nôi ! 
Ngày mai, chợ nhóm ,...đông hay vắng!? 
Mình có còn theo với chợ đời !? 

OngthoaiDinh

Wednesday, December 7, 2016

Anh Chị Lê Quý Toản Thăm viếng Anh chị Nguyễn Thanh Long

Cùng quý anh chị K25,
Bạn Lê Quý Toản cùng bà xã -chị Lan - đã từ South Carolina đáp máy bay đến thăm chị Nga và bạn Long Sun vào sáng thứ sáu vừa qua .
 Sau ba ngày ở chơi tại nhà anh chị Long, hôm nay khi tôi ngồi gõ email nầy thì anh chị Tỏan đang trên đường ra phi trường về lại nhà mình . New Hampshire đang vào cuối Thu mà tuyết đã trắng xoá đó đây, nhiệt độ ban ngày dưới 30 oF. Vợ chồng tôi cùng anh chị Long và anh chị Toản đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại có facetime nên nhìn thấy nhau như đang ở gần bên.
Bạn Long đã nói chuyện qua làn nước mắt vì qua xúc động: gia đình bạn cảm thấy thật hạnh phúc và ấm áp khi bất ngờ có anh chị Lê Quý Toản đã vượt đường xá xa xôi đến thăm. Ngoài ra bạn cũng rất vui khi bạn Ngô Đưc Khoa và chi Nga -vợ Chung Kiêm- đã gọi thăm hỏi chi Long.
Tình trạng sức khoẻ của chi Long ( tên của chị là Tố Nga) càng ngày càng suy giảm, ăn rất ít và trí nhớ bất thường. Theo như em gái của chị Long cho biết khi từ chối không cho lọc thận ở nhà thương BS nói chị có thể kéo dài khoảng 2 tuần, nhưng đến nay đã 3 tuần rồi. Vài hằng ngắn báo với các anh chị K25. Không quyên trân trọng nói lên tấm lòng quý báu của anh chị Lê Quý Toản qua tình bạn của k25.
Bạn Long Sụn ơi! Cố giữ vững tinh thần để chăm sóc chị Tố Nga. Từ trước đến nay tôi luôn nhìn thấy ở bạn là một người chống quá tuyệt vời mà tôi ngưỡng mộ, Dưới đây là mấy tấm hình do bạn Toản gởi cho tôi qua cel phone,
M.25

Chữ Nhẫn

 
  Hoàn cảnh chỉ là duyên, không phải là nguyên nhân của hạnh phúc hay đau khổ. Thái độ mới là nguyên nhân chính của phẩm chất đời sống mỗi người, vì vậy con biết trở về soi sáng chính mình là thái độ sáng suốt, nghiêm túc và đúng đạo.
Trong cuộc sống chủ yếu là thái độ nhận thức trong ứng xử. Thành bại, được mất, hơn thua... không phải là trọng tâm của đời sống, thái độ hành động mới quyết định sự khổ đau hay an lạc. Mất cái này được cái khác, được cái nọ mất cái kia, nên trong phúc có họa, trong họa có phúc khó mà lường được.
Tùy duyên thuận pháp có nghĩa là dù hoàn cảnh nào cũng luôn sống đúng tốt. Sống đúng tốt thì giảm bớt ác pháp làm hại mình hại người, đồng thời tăng trưởng thiện pháp làm lợi lạc quần sinh vô ngã vị tha. Và sống như vậy dù có thiệt thòi thì thân tâm vẫn an lạc.
Do đó Chúa nói "Kẻ nào chịu thiệt thòi trên thế gian này thì được ưu tiên trên nước Thiên Đàng". 
Sư Viên Minh 
Nam Mô A Di Đà Phật

Saturday, November 12, 2016

Chúc Mừng Anh Chị Đặng Xuân Bính

Cuối tuần vừa qua, ngày 5 tháng 11, 2016, Anh chị Đặng Xuân Bính đã làm lễ thành hôn cho con trai là Thứ Nam Vincent Đặng cùng cháu Jessie Nguyễn tại thành phố Atlanta. Chúng tôi, một số khoá 25 xa gần đã đến chung vui cùng gia đình anh chị Bính. Sau đây là vài hình ảnh buổi lễ Tân Hôn và một lần nữa xin chúc mừng cùng anh chị Bính đã có được Dâu hiền - Riêng hai cháu Vicent & Jessie, thân chúc hai cháu TRĂM NĂM HẠNH PHÚC.
Dalat25

Hội Ngộ Costa Rica 2016

Friday, October 14, 2016

Đau chân không đi được? 3 tuyệt chiêu giúp bạn khỏi đau

Cơn đau có thể như dao đâm, thường xuất hiện ở những bước đầu tiên khi mới ngủ dậy, sau vận động thì sẽ giảm đau nhưng lại xuất hiện khi đứng nhiều hoặc ngồi lâu rồi đứng dậy. Những người hay đi lại, bị thừa cân hoặc đi giày không lót đệm rất hay bị đau gót chân với thể bệnh viêm cân gan chân. Viêm cân gan chân là tổn thương của dây chằng nối gót chân gây ra nhiều đau đớn và khó khăn khi đi lại. Điều tốt nhất bạn có thể làm là kiên trì thực hiện các bài tập kéo giãn để thả lỏng những phần cơ bắp bị co Sau đây là những bài tập ở tư thế ngồi rất hữu ích cho bạn:

1. Lăn bàn chân trên một chai nước hoặc vật có hình tương tự trong 1 phút mỗi chân













2.Vắt một chân lên chân kia tạo hình chữ thập (hình), kéo ngón chân cái lên trên, giữ 15 giây
3. Sử dụng một chiếc khăn xếp lại cho giống với dây đeo thể dục. Đặt khăn dưới lòng bàn chân và nhẹ nhàng kéo chân lên sao cho chân duỗi về phía trước. Giữ trong 15 đến 30 giây và lặp lại ba lần.
Phòng bệnh:
Duy trì khối lượng cơ thể vừa phải một trọng lượng quá lớn sẽ đặt áp lực không cần thiết của thân thể lên đôi chân cũng như cả hệ xương khớp. Tập thể dục thường xuyên Chăm chỉ tập thể dục giúp cơ thể giữ trọng lượng ổn định, giúp kéo giãn cơ, khớp. Như vậy các dây chằng sẽ không bị căng, mỏi. Chọn giày dép có đệm Giày có lót, gót thấp vừa phải, không nên đi giày cao gót, cũng không nên đi chân đất trên các bề mặt cứng. Hoạt động vừa phải, khởi động trước khi tập thể dục hay các hoạt động khác để trành bị chấn thương.
Vị Nhân- daikyguyen10/12/20

Thursday, October 13, 2016

Sylvie Vartan Với Những Bài Nhạc Bất Hủ



K25 Dallas Thư Giãn Cuối Tuần

Đây là hình bạn Lê Tùng sắp đến Finish Line cuộc chạy bộ Marathon tại Dallas 26.2 miles (42.195km).

K25 Washington DC Thư Giãn Cuối Tuần!

Bài Thơ Sám Hối



Thăm Bạn Lê Đen ở Sài Gòn

Ghé Sài gòn thăm bạn Lê Đen hiện đang ở saigon. Bạn Lê Đen sức khoẻ tương đối tốt, nhìn là biết....đúng không nè? Sau 47 năm gặp lại, quá vui và mứng khi thấy bạn mình vẫn khoẻ mạnh. Gửi tấm hình cho các bạn nhìn mặt.
Chúc các bạn sức khoẻ.
Nguyễn Thúc Hàm

30 Tháng Tư, 2016: Tướng Lê Minh Đảo...

• BẠN CÓ BIẾT ?...
Phát biểu trong cuộc tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4/2016, Thiếu tướng Lê Minh Đảo - Cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh - Người Hùng Xuân Lộc đã xúc động nhớ về trận chiến cuối cùng năm 1975 và cũng có đôi lời tâm huyết vô cùng lớn lao còn dang dở mà ông gửi gắm đến thế hệ trẻ:
"...Giờ phút này, các cháu hãy suy nghiệm ra, tra cứu ra để mà biết thêm sự thật của cuộc chiến. Tôi khẳng định với các cháu : Đừng nghi ngờ gì về sự oai hùng và sự hy sinh cao cả của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đừng nghi ngờ... Có thể ở ngoài tuyên truyền nói thế này thế nọ, phong trào nói rằng Quân Lực thế này thế kia, tôi khẳng định đó là Quân Lực xuất sắc và hy sinh suốt cả cuộc đời của mình cho đất nước, tội nghiệp họ lắm.
Bây giờ tôi xin nói cho các cháu và quý vị : Có quân đội nào mà đánh giặc kéo dài hơn 20 năm trường không ? Thế giới này không có, nó đánh khoảng 5 năm là nó mệt nó về, nó rã chiến ra. Rồi có cái quân đội nào mà bụng đói mà đánh giặc hay không ? Không có. Cái thế hệ của chúng tôi, chúng tôi đã kịp lớn lên trong cái thời có thể nói là ly loạn của đất nước và sẵn sàng hy sinh không có cái điều gì nề hà cả, sẵn sàng thay người khác hy sinh ở chiến trường, chấp nhận chết ở chiến trường để cho những người khác ở hậu phương được sống, đó là cái thế hệ của chúng tôi đó, thế hệ của người lính Việt Nam Cộng Hoà đó... Và quân đội đánh giặc thế nào ? Quân đội đánh giặc thế này : Cái quân đội của người ta đó thì cả quốc gia và cả hậu phương lo cho mình để mình đánh kẻ thù trước mặt mà thôi ! Nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta phải đánh cả 3 mặt trận, mặt trận thứ nhất là kẻ thù phía Bắc trước mặt đánh chúng ta đó là Cộng Sản Bắc Việt, chúng ta lại phải đánh với tất cả những kẻ mà kêu bằng: "Ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản" ở sau lưng chúng ta, Mặt trận giải phóng (Việt Cộng), Mặt trận hoà bình, Hội liên hiệp,... rồi đủ thứ hết, gây xáo trộn đủ thứ, đầu cơ tích trữ...làm cho người binh sĩ lúng túng, bối rối hết.
Và cái mặt trận thứ 3 này mới là nguy hiểm hơn, nó tác động thẳng vào chúng ta từ cây súng, viên đạn, đó là người bạn đồng minh của chúng ta. Nhớ như vậy, loại đồng minh đó nó khổ ở chỗ này: Chính họ đã làm cho quân đội họ cũng đau khổ chớ không phải không đâu, 58 ngàn người lính Mỹ chết tại Việt Nam, đến khi nghe Việt Nam chúng ta đã mất vào tay Cộng Sản thì những người lính Mỹ đó họ khóc, tôi biết những tướng chẳng hạn như Đại tướng Norman Schwarzkofp và những người khác họ uống rượu cả ngày và họ khóc, bởi vì cái sự hy sinh của họ ở Việt Nam trở thành vô nghĩa, đó, những người này họ chết vô nghĩa là bởi vì những thế lực chính trị như ông Tổng thống Ronald Reagan nói, đó là như vậy đó, tội nghiệp họ lắm. Chúng ta luôn luôn nhớ điều này, khẳng định là người dân Việt Nam chúng ta không bao giờ quên quân đội Mỹ chiến đấu ở Việt Nam mà giúp đỡ cho đất nước Việt Nam chúng ta, miền Nam Việt Nam chúng ta, chúng ta ghi nhớ đời đời. Đó là tôi nói để cho các anh em nhớ như vậy.
Còn Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà : Tới giờ phút cuối cùng ! Tới giờ phút cuối cùng, kể như mất hết tất cả rồi ! Cộng Sản nó đã vào tới miền Nam, trận Xuân Lộc đánh để mà cản trở tụi nó 12 ngày để mà nó vào Sài Gòn không kịp, để Sài Gòn có thời gian sắp xếp để cho người ta đi di tản nữa ! Di tản càng nhiều càng tốt, anh em họ hy sinh, họ chết ngoài chiến trường, chưa hết, về tới Trảng Bom thì bao nhiêu lính Dù, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân ở tại đó, rồi Lực Lượng Đặc Biệt, rồi cả anh em Dân Vệ ở dọc con đường Quốc Lộ, họ sẵn sàng họ chiến đấu hy sinh đến giờ phút cuối cùng, tới viên đạn cuối cùng họ có, để cho người Sài Gòn đi được nhiều chừng nào càng tốt chừng nấy, mà bây giờ mới có sự hiện diện của các cháu và quý vị ở đây, đó... quân đội đó... còn đòi hỏi gì thêm ở quân đội đó nữa... Không còn có gì đòi hỏi thêm nữa và chúng ta hãy nhớ ơn họ, hãy nhớ ơn họ..."

(Nguồn : Huy Khac Pham)

Monday, October 3, 2016

Các Bạn K25 Phan Thiết

Vào Phan Thiết ghé thăm 2 bạn Võ như Ý và Phan Văn Thám. Nhìn chung sức khoẻ bạn Ý vẫn tốt, bạn Thám nay yếu nhiều vì đủ thứ bệnh... Gửi vài tấm hình để các bạn xem.
Ng.Thúc Hàm


Sunday, October 2, 2016

Ghé Thăm Các Bạn K25 Nha Trang

Nhân dịp vào Nha Trang, ghé thăm 3 ông Hồng ...nhìn chung chỉ có Huỳnh ngọc Hồng là còn sức khoẻ tốt. Nguyễn Hồng mới bị tai biến mạch máu nảo lần thứ 2. Đi dứng không vửng. Hoàng văn Hồng tạm ổn,...Sức khoẻ cũng kém.
Vài hàng gửi thăm các bạn, chúc các bạn sức khoẻ
NT Ham

Monday, September 5, 2016

Hội Ngộ A/C Huỳnh Ngọc Vang tại Houston

Chủ Nhật ngày 4 tháng 9, 2016, gia đình K25 Houston hân hạnh được đón tiếp anh chị Huỳnh Ngọc Vang và hai người bạn thân từ Florida sang thăm chơi. Buổi họp mặt bắt đầu từ 5:00 giờ chiều trong tình bạn thân mật và vui vẽ. Vì là ngày Chủ Nhật nên chúng tôi có dự định sẽ "tan hàng" sớm nhưng các bạn cứ chuyện trò mãi ... cho đến khuya mà vẫn chưa hết chuyện để "tâm tình" - Người ta thường đồn: Dân VB "nhiều chưyện" quả không sai!...
Được biết ngày mai anh chị Vang sẽ về lại Florida - Chúng tôi thân chúc anh chị, anh chị Đức và anh chị Côn THƯỢNG LỘ BÌNH AN. Hẹn gặp nhau lần tới - có thể tại Costa Rica (?)...
Nhân tiện gửi các bạn cái You Tube ngắn hình ảnh buổi họp mặt với anh chị Huỳnh Ngọc Vang tại Houston. Thành thật cám ơn tất cả các bạn đã tham dự.
Dalat25

Thursday, September 1, 2016

ĐI bộ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Chỉ cần có luyện tập, cơ thể của bạn sẽ có cơ hội thay da đổi thịt. Không nhất thiết phải vất vả như tập thể hình, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội… mà chỉ cần nhẹ nhàng đi bộ cũng đã mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mỗi ngày đi bộ từ 30-45 phút, nó sẽ mang lại 10 lợi ích tốt đẹp cho các bộ phận trên cơ thể bạn!
1- Giảm nguy cơ mắc bệnh Alheimer
Nghiên cứu cho thấy rằng những người đàn ông trong độ tuổi từ 71-93, nếu đi bộ mỗi ngày nhiều hơn 1 cây số, thì sẽ giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
2. Tăng cơ bắp
Bạn có thể nghĩ rằng để sở hữu những cơ bắp săn chắc thì phải trải qua một sự luyện tập khá khắt khe. Nhưng thực tế, việc đi bộ lại có thể giúp tăng cường cơ bắp rất tốt. Nó không những giúp vùng cơ bắp ở chân, bụng, mông, đùi được chắc khoẻ hơn, mà thậm chí còn khiến vòng eo thon gọn hơn.
3. Rèn luyện tim mạch và giảm huyết áp
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng đi bộ hàng ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch và cao huyết áp, giúp tim khỏe mạnh hơn.
4. Thúc đẩy sức khỏe đường tiêu hóa 
Đi bộ mỗi ngày chừng 10-15 phút sẽ mang lại hiệu quả tốt cho hệ thống tiêu hóa và đường ruột. Theo nghiên cứu, đi bộ nhiều còn có thể làm giảm nguy cơ phụ nữ bị ung thư ruột kết.
5. Cải thiện tâm trạng
Một tuần 5 ngày, mỗi ngày đi bộ từ 30-45 phút, có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn, giúp bạn ít cảm thấy u sầu và trở nên vui vẻ, tự tin hơn.
6. Điều trị bệnh tăng nhãn áp
Đi bộ sẽ giúp làm giảm áp lực ở vùng mắt. Mỗi tuần đi bộ hoặc chạy bộ từ 3 lần trở lên, mang lại nhiều tác dụng tốt đối những bệnh nhân bị tăng nhãn áp.
7. Duy trì vóc dáng
Trên thực tế, chỉ cần đi bộ đơn thuần đã có thể đạt hiệu quả duy trì vóc dáng cơ thể. Đối với những quý cô luôn cảm giác ngon miệng, miễn là một ngày đi bộ một giờ đều có thể duy trì cân nặng ổn định.
8. Giúp xương chắc khỏe
Đi bộ cũng có thể tránh được bệnh loãng xương, nó đặc biệt quan trọng đối với những người già. Đối với phụ nữ lớn tuổi, đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm 30% nguy cơ gãy xương phần hông.
9. Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Mỗi ngày đi bộ từ 20-30 phút có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường và làm giảm lượng đường trong máu.
10. Tăng cường chức năng tim phổi
Chỉ cần đi bộ, đơn giản cũng có thể giúp cho nhịp hô hấp tăng lên dẫn đến lượng oxy trong máu có thể tuần hoàn nhanh hơn, loại bỏ các chất phế thừa. Ngoài ra còn khiến cho khả năng tự chữa bệnh trong quá trình điều trị tốt hơn.
Đi bộ có vẻ đơn giản là thế, nhưng như bạn đã thấy, nó mạng lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này quả thực khiến chúng ta phải xem lại lịch trình thể thao của mình. Không nên chần chừ nữa và hãy mau chóng ra ngoài dạo mát thôi…

Cõi Già Trên Đất Lạ! - Aging in a Foreign Land!

Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền. Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.
Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.
Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.
Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.
Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.
Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?
Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!
Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.
Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa...
Phu Nhân N/T Lâm Quang Thi K3

Monday, August 29, 2016

Các hoạt động nhân đạo của Cựu SVSQ Nguyễn Anh Dũng khóa 25


Mời xem Các hoạt động nhân đạo của Cựu SVSQ Nguyễn Anh Dũng khóa 25 TVBQGVN trong trận lụt ở Lousiana vừa qua đã làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của cộng đồng Việt Nam! Việc làm của Cựu SVSQ Nguyễn Anh Dũng khóa 25 thật đáng vinh danh.
Lê Trực K20