Khoá 25 (1968-1972) Quyết Chiến Tất Thắng

Testing ...

Sunday, April 30, 2017

Hìnhh Ảnh Ngày Quốc Hận khắp nơi

Canada
Houston
San Jose
Saigon

Nỗi Buồn Rơi Xuống Tháng Tư

Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, sự đau buồn và mất mát, cả sinh mạng lẫn tài sản của những người bên thua cuộc, chắc chắn phải là không kể xiết.
Nhưng ngày 30/4/75 không phải chỉ là những ngày cuối cùng của một cuộc chiến, mà chính là những giây phút đầu tiên cho cả Miền Nam đi vào những kinh hoàng khổ ải - kết quả của một sự ung thư lở lói gây ra cho dân Việt. Và đến nay mọi người Việt đều thấy rõ thủ phạm không ai khác hơn là đảng cộng sản Việt Nam.
42 năm qua đã đủ để mọi người Việt Nam cùng nhìn lại chính mình để cùng mưu tìm lại không khí trong lành và nhịp thở mạnh mẽ cho dân Việt.  Nhưng những gì đã mất đã là dấu tích không thể phai nhòa trong mỗi chúng ta. Xin mời quý NT, các chị và các bạn cùng tác giả Bùi Phạm Thành K25 nhìn lại Nỗi Buồn Rơi Xuống Tháng Tư:  http://www.dslamvien.com/2017/04/noi-buon-roi-xuong-thang-tu.html

Lá Thư Ngày 30 Tháng 4, Năm 2017

Đã đúng 42 năm sau ngày 30/4/75, tại các đô thị lớn ở Việt Nam, thế nào cộng đảng cũng phung phí tiền bạc vào những lễ hội để chào mừng ngày 30/4 như để tái xác định "công lao" của đảng.  Sự tái xác định này có lẽ chỉ còn có tác dụng như một liều thuốc an thần cho giới lãnh đạo.  Còn người dân Việt, thì càng ngày càng có nhiều người nhận ra rằng chỉ có một chọn lựa:  Dậy Mà Đi!
Xin mời quý NT, các chị và các bạn cùng đọc:

Lá Thư Ngày 30 Tháng 4, Năm 2017


Friday, April 28, 2017

Vĩnh Biệt bạn Phạm văn Chan

 Các bạn K25 thân,
Lại thêm một người bạn thân nữa của chúng ta vừa vĩnh viễn ra đi... Thật buồn vô cùng! Không biết nói gì hơn là xin cầu nguyện cho Hương Linh bạn mình sớm được về cõi Vĩnh Hằng.
Và để tưởng nhớ về bạn Phạm văn Chan, tôi xin được gửi đến các bạn vài hình ảnh kỷ niệm thân thương mà bạn Chan đã cùng sinh hoạt với chúng ta trong thời gian gần đây.
Thân mến,  NgXThang

Saturday, April 15, 2017

Thursday, April 13, 2017

Hính Ảnh 30 tháng 4 1975 - Những Người Lính Cuối Cùng


Người Lính Cuối Cùng
(Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa can trường trong chiến bại)
Hỡi anh lính cuối cùng trên đường phố. 
Nước đã mất rồi, anh sẽ về đâu? 
Đơn vị anh tan rã đã từ lâu. 
Một mình anh, hai tay hai khẩu súng 
Anh là chiến sĩ can trường, anh dũng 
Chống quân thù đến giờ phút cuối cùng 
Đáng được vinh danh là một người hùng 
Dù “chiến bại”, địch kiêng oai nể mặt. 
Bổn phận người trai, đôi vai gánh nặng 
Nợ quốc gia, và nợ với gia đình 
Với tổ quốc, Anh đã trọn phận mình 
Nhưng còn nợ Mẹ già ơn dưỡng dục. 
Chiến hữu lưu vong chúng tôi cầu chúc 
Anh yên lành khi ở lại quê nhà 
Hãy tạm quên đi nỗi buồn “thua cuộc” 
Để chăm lo cho vợ yếu, Mẹ già. 
Nếu Anh vẫn còn yêu nước, thương nhà 
Hãy chờ đợi, sẽ có ngày phục quốc 
Nước Việt Nam chỉ tạm thời bị mất 
Lá Cờ Vàng sẽ trở lại Quốc gia. 
Arlington, Virginia
Trần Gò Công/Lão Mã Sơn

Wednesday, April 12, 2017

LUẬN QUÂN TỬ - TIỂU NHÂN

LUẬN QUÂN TỬ - TIỂU NHÂN HỌC LÀM NGƯỜI
Sống trong cuộc đời này, gặp được quý nhân đã khó nhưng biết được kẻ tiểu nhân thì lại càng khó hơn. Cổ nhân dạy có 8 loại tiểu nhân với nhièu thủ đoạn, chúng ta nên thận trọng.
Ngụy Hi – người được xưng là “Thanh sơ tam đại gia” (một trong ba nhà văn lớn hàng đầu của triều đại nhà Thanh) đã từng nói:  “Ta không hiểu biết như thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” trong mỗi sự việc của người ấy là sẽ biết.  Ta không biết được như thế nào là kẻ tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc “tranh giành phần lợi” của người ấy là sẽ biết.” Suy ngẫm kỹ, thật đúng nó là quanh co như vậy. 
Có thể chịu thiệt quả là không phải một việc dễ dàng. Cần phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn mới có thể chịu thiệt thòi một cách cam tâm tình nguyện. Tiêu biểu là phải khoan dung độ lượng, chịu nhẫn nhục, co được giãn được (tức là biết ứng phó thích hợp với tình hình cụ thể) thì chính là một quân tử. 
Chẳng trách mà người xưa dùng tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” là yếu tố đầu tiên để nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Kẻ gây chuyện thị phi 
Dựa vào gây chuyện thị phi, xúi dục, khiêu khích, ly gián mọi người là phương pháp đơn giản nhất, thuận tiện nhất để thực hiện mục đích cá nhân. Trong cuộc sống rất nhiều kẻ tiểu nhân, chỉ vì một chút lợi riêng, một chút ham muốn không đạt được, là ăn không nói có, từ bé xé ra to, biến trắng thành đen, biến tốt thành xấu, khiến những người thân cận phải xa lánh. 
Kẻ đặt điều
 Bọn tiểu nhân đều hiểu rằng: “Những điều không có thật, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ biến thành chân lý”. Có lúc chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân khó thực hiện được ham muốn cá nhân, họ sẽ đặt điều, tạo dư luận huyễn hoặc mọi người. Khi họ đặt điều thường thường giả vờ thẳng thắn, chính trực, khiến người nghe hiểu lầm thực hư, vì thế rất dễ bị lừa, dễ bị mê hoặc.
Cáo mượn oai hổ
Để thực hiện được ý đồ riêng, bọn tiểu nhân thường thường ham lãnh đạo, nhìn nét mặt lãnh đạo cấp trên để làm việc, chú ý từng ly, từng tí tâm lý của lãnh đạo cấp trên, cố được lòng lãnh đạo. Sau đó lấy lãnh đạo làm chỗ dựa, mượn “oai hổ” để chèn ép người khác, lăng nhục, nói xấu người khác, hãm hại người khác.
Gió chiều nào che chiều ấy  
Từ cổ chí kim, kẻ tiểu nhân đều không bao giờ có ý chí và nhân cách độc lập. Bọn họ chính cống là loại “cắc ké đổi màu”. Chỉ cần lãnh đạo thay đổi là chúng chuyển hướng ngay lập tức, nói cách khác ngay. Bọn họ giỏi quan sát và tìm hiễu tâm tư của người khác, luôn luôn để ý đến xu thế phát triển của sự việc, luôn luôn sẵn sàng gió chiều nào che chiều ấy. “Tuyệt chiêu” của họ là mắt nhìn bốn phương, tai nghe tám hướng. Vì lợi ích cá nhân luôn ngả theo cái có lợi.
Kẻ qua cầu rút ván  
Kẻ tiểu nhân không bao giờ có bạn bè chân chính. Họ kết bạn chỉ là tạm thời, là giả tạo. Đối với họ, lợi ích cá nhân cao hơn tất cả. Chỉ cần nhu cầu, lợi ích bị đụng chạm, họ coi bạn là thù ngay lập tức. Thậm chí họ dám hy sinh cả ân nhân và người thân của mình, lấy đó để đổi lấy cái gọi là “hạnh phúc” cho mình. Trong đầu họ, chỉ có người nào có lợi cho mình, người đó mới được coi là bạn.
Kẻ mượn gió bẻ măng 
Một trong những thủ đoạn của kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay lợi dụng lúc nguy ngập của người khác để trục lợi. Đối với những kẻ tiểu nhân mà nói, nắm thời cơ vô quan trọng. Vì thời cơ chín muồi, chúng sẽ hành động dễ dàng. Hơn nữa chớp được thời cơ, chúng còn có thể biến hành động không chính đáng thành hành động chính đáng và hành động “quang minh chính đại”. Ngược lại, hành vi của bọn tiểu nhân rất bị người ra nhận ra. Nhưng chúng luôn biến hóa. Nếu thấy sức mạnh của đối phương thật quá lớn, thì chúng tạm thời che dấu bộ mặt thật của mình. Nếu thấy đối phương ở vào hoàn cảnh bất lợi chúng thừa cơ tấn công ngay.
Kẻ khiêu khích ly gián  
Kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay, khi làm việc phần lớn thích vụng trộm, úp úp, mở mở. Bọn chúng hiểu rõ rằng: “Đục nước béo cò “, thì luôn dùng những thủ đoạn đê tiện để ly gián người khác, khơi ra mâu thuẫn giữa mọi người. Chờ đến khi những người ly gián đấu tranh với nhau, chúng sẽ trục lợi. Thủ đoạn này hễ thực hiện được thì cái hại vô cùng lớn không thể lường hết.Vì vậy, khi bạn tiếp xúc với mọi người, nhất định phải thấy rõ, hiểu rõ, không thể chỉ nghe một phía, tin một phía để tránh mắc câu bọn tiểu nhân, gây phiền toái cho công việc và cuộc sống. 
Kẻ đạo đức giả 
Đây là một trò rất dễ mê hoặc người khác, khiến người ta mắc lừa. Đó là thủ đoạn lúc đầu là lùi sau đó là tiến lùi vừa có thể tự vệ lại vừa có thể khiến người khác lơ là cảnh giác, hễ thời cơ chín muồi, kẻ tiều nhân sẽ bất chấp tất cả sẽ phản kích, cho đến khi đạt được mục đích. Biểu hiện chủ yếu của thủ đoạn, của bọn tiểu nhân là
– Một là, cố ý tỏ ra vẻ nhân từ, rộng lượng, thật thà, thành tâm, công bằng trước mặt người khác. Có khi để đạt được mục đích nào đó, không ngại chịu đau khổ tạm thời, tỏ ra tốt với người khác, để được hài lòng người. Hễ điều kiện đến là trở mặt tấn công.
– Hai là, trước tiên có đối xử tốt hoặc có chút ân huệ nào đó với đối phương, để đối phương nếm chút ngọt ngào. Hễ đối phương sa vào tròng, liền trở mặt tấn công thít chặt và giết thịt.
– Ba là, dùng phương thức kết hợp vừa kéo vừa đánh. Trước tiên là lôi kéo, sau đó là sẽ đánh, hay nói cách khác là vừa đấm vừa xoa, xoa là để đánh cho họ đau hơn. Thủ đoạn này bộc lộ rõ sự giả dối, xảo trá của kẻ tiểu nhân.
Vậy đối với loại tiểu nhân này, tuyệt đối không được sơ suất, không được mềm lòng mà phải kiên quyết.

Tuesday, April 11, 2017

Nỗi buồn tháng Tư

Mũ xanh Phạm Văn Tiền

Mỗi năm có 12 tháng
Ta cứ nhớ hoài mỗi Tháng Tư!
Thêm một lần nữa tháng Tư lại về, tháng Tư xứ người chợt nhớ tháng Tư xứ mình, tháng Tư ấy đã đánh dấu một đoạn đường dài lưu lạc của tập thể người Việt tha hương. Tháng Tư với ngày cuối tháng nhạt nhòa nước mắt mà chúng ta muốn quên, nhưng không thể nào quên được. Tháng Tư đen ngày vong quốc hận, chiều 30 đất nước phủ màu tang!
Ngày 30-4-1975 của 38 năm về trước là ngày buồn thảm nhất trong dòng sử của dân tộc Việt Nam. Một chế độ Cộng Hòa sau hơn 20 năm gầy dựng cùng bao xương máu đã đổ ra, phút chốc đã tan thành mây khói. Cuộc tháo chạy của Đồng minh trước sự xâm lăng thô bạo của chủ nghĩa Cộng Sản toàn cầu, đã làm cả miền Nam bàng hoàng sửng sốt. Người dân không còn kềm nổi sợ hải nên đã bỏ của chạy lấy thân. Những xác người lênh đênh ngoài biển cả hoặc bỏ nắm xương tàn tận mãi rừng sâu. Cả đất nước trở thành biển máu từ khi cộng sản tràn vào. Nhiều chiến sĩ can trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu bảo vệ thủ đô đến giờ phút cuối cùng, với rất nhiều sự tuẫn tiết trong đó có các tướng lãnh anh hùng.
Tháng Tư gợi nhớ hình ảnh hơn 400 em Thiếu Sinh Quân mặc đồ vàng, nghiêm chỉnh xếp hàng đôi lặng lẽ chờ đợi dưới sân cờ tại trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, để rồi sau đó tử thủ đến sức cùng lực kiệt. Những người lính Nhẩy Dù oai hùng tại trại Hoàng Hoa Thám, những đơn vị TQLC tan hàng tại cầu xa lộ, ngã tư Hàng Xanh đã tung nổ lựu đạn để cùng chết bên nhau, khi vị Tổng Thống “tạm quyền” Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, cùng vài chục tướng tá của chế độ Cộng hòa đã tự sát. Còn, còn nhiều lắm những chiến sĩ vô danh tự tìm cho mình một cái chết vinh hơn sống nhục. Những giọt nước mắt rồi sẽ được tiếp tục nhỏ xuống để tiếc thương, thương tiếc về những oan khúc cho những người lính anh hùng, cùng biết bao chiến sĩ đồng bào vô danh khác. Chính họ đã viết nên trang sử đen tối nhưng vô cùng hãnh diện cho Chính Nghĩa Quốc Gia, những người Việt Tự Do không bao giờ chấp nhận chế độ cộng sản phi nhân. 
(Xem tiếp...)

SÀIGÒN NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN

Wednesday, April 5, 2017

Japan mùa hoa anh đào 4/2017

Vài hình ảnh ghi lại lần viếng thăm xử Phù tang ngắm hoa anh đào cùng thời khoảng với các bạn K25 khác từ Houston, TX, Atlanta, GA  và San Jose, CA.  Nguyễn Đông Mai

Monday, April 3, 2017

Truyền Hình Tin Tổng Hợp Số 100

Người Đi Trên Đống Tro Tàn

Anh T thương mến,
Những năm trước khi nghe anh nói năm nay anh cũng chưa về VN được, em rất buồn. Hơn 20 năm rồi còn gì. Nhưng năm nay thì em lại nghĩ khác. Anh không về hóa ra lại hay. Hãy để VN biến thành tro bụi trong ký ức. Nhưng anh không về mà cứ muốn em kể chuyện VN cho anh nghe. Em sẽ kể nhưng anh đừng khóc đấy nhé.
Em sẽ bắt đầu từ đâu nhỉ?
À. Huyện lỵ của mình bây giờ được gọi là thị xã. Nếu về anh sẽ không nhận ra đâu là đâu. Ngôi trường bé nhỏ dưới mấy gốc bàng nơi anh và em học lớp vỡ lòng, đã bị đập bỏ để xây một cung thiếu nhi nguy nga. Hai hàng tre bên sông Dinh đã được thay bằng bờ kè bằng đá. Đường sá cũng được mở rộng thay cho những con đường làng nhỏ mà thuở bé anh hay đạp xe chở em về thăm quê nội hay rong chơi đây đó. Xem ra thì đướng sá cầu cống, dinh thự, trường học có khang trang hơn xưa nhưng đó là hàng mã. Tất cả đều chỉ đẹp đẽ trong ngày khánh thành, còn sau đó nó hư hỏng nhanh chóng là điều bình thường ở xứ sở này. Trên những con đường ở đất nước gọi là thanh bình này mỗi năm có hàng chục ngàn người chết vì tai nạn xe cộ. Người chết vì tai nạn giao thông mấy mươi năm nay còn hơn số người chết trong cuộc chiến vừa qua. Không có ở nước nào mà người dân phải tự di chuyển bằng xe gắn máy. Không có ở đâu mà xe gắn máy chạy chung với xe tải, xe khách, xe chở container. Người mình chết nhiều đã đành. Cứ mỗi lần đọc báo có tin một chuyên viên nước ngoài đến VN làm việc bị xe tông chết thì em vừa xấu hổ vừa thương cho họ. Đáng lẽ họ không nên đến đây, một đất nước mà mạng người chỉ là cỏ rác.
Trong thư anh thường nói phong cảnh ở VN là đẹp nhất. Núi đẹp, rừng đẹp, những ngôi nhà nho nhỏ giữa những thửa ruộng xinh tươi.
“Chiều ơi, lúc chiều về là lúc yên vui
Trâu bò về dục mõ xa xôi …ơi chiều” (*) ....
(Xem tiếp)

Huyền Chiêu

Sunday, April 2, 2017

Tháng Tư: Gọi Tên Cuộc Chiến

Sau 30/4/1975, Việt Nam đã là một Việt Nam hoàn toàn "đỏ". Một màu đỏ ghê tởm của chủ nghĩa Cộng Sản. Và. Một màu đỏ kinh hoàng của Máu người Việt Nam. Đã không hề ngưng lại sau chiến thắng 30/4/75.
Và ngay cho đến ngày hôm nay, Máu của những anh chị em trẻ, những ông già bà cả đang tranh đấu để cho Việt Nam có được một quyền sống căn bản cho ra một Con Người vẫn chưa hề ngưng chẩy.
Tất cả điều này có thể nói bắt nguồn từ ngay cuộc Chiến tranh Việt Nam được khởi xướng và chủ động bởi những người cộng sản Việt Nam.
Nhân dịp tháng Tư năm 2017, tác giả Trần Trung Đạo đã có những phân tích về nội dung của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Chắc chắn những đóng góp này sẽ là những điều mà người cộng sán Việt Nam không bao giờ muốn được ghi xuống. Như là một chứng tích.
Xin kính giới thiệu đến quý vị và các bạn bài: Tháng Tư: Gọi Tên Cuộc Chiến
 http://www.dslamvien.com/2017/04/thang-tu-goi-ten-cuoc-chien.html

Bùi Phạm Thành

Bắt đầu từ đó...của Trần Trung Đạo

Bắt đầu từ đó.
Từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau những ngày tháng Tư, mùa bão lửa, năm 1975. Mẹ lạc cha. Vợ xa chồng. Anh mất em. Những đứa bé bị bỏ quên đứng khóc trên đường phố. Những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Đói khát. Lo âu. Bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc để xin tha cho đứa con gái chỉ mười lăm tuổi ốm o bịnh hoạn của bà. Nước mắt và những lời van xin của mẹ không lay động tâm hồn của những con người không còn một chút lương tri. Tiếng niệm Phật. Lời cầu kinh. Không ai nghe. Không có Chúa và không có Phật. Ở đó, trên bãi san hô của đảo Koh Kra, phía nam vịnh Thái Lan, chỉ có những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh và giọng cười man rợ của bầy ác điểu Thái Lan.
Bắt đầu từ đó.
Từ trại tỵ nạn Camp Pendleton, , Palawan, Laem Sing, Pulau Bidong, Sungei Besi, Bataan, Whitehead, Phanat Nikhom, Galang. Những địa danh xa lạ đã trở nên thân thiết. Ngửa tay cầm chén gạo tình người. Thank you, merci, danke, gracias. Tuổi hai mươi, ba mươi, và ngay cả năm mươi, bảy mươi mới bắt đầu tập nói. Những câu tiếng Anh bập bẹ, những dòng chữ Pháp, Đức, Tây Ban Nha ngập ngừng.
Bắt đầu từ đó.
Từ những buổi chiều âm thầm nhìn qua bên kia biển, anh tự hỏi, phải chăng chấm đen cuối chân trời đó là quê hương. Cành hoa hồng được thả trôi trên biển để nhớ nhau trong ngày cưới. Con búp-bê được nhẹ nhàng đặt trên mặt nước xanh trong ngày sinh nhật của con. Vợ đã chết và con đã chết trong một lần vượt biển sau anh.
Bắt đầu từ đó.
Từ đêm giao thừa đầu tiên. Không bánh chưng xanh. Không rượu nồng pháo nổ. Không một lời chúc tụng của bà con. Chỉ có tiếng hú của cơn bão tuyết dội vào khung cửa kính. Hai ngọn nến nhỏ, một bó hương thơm và những giọt nước mắt nhỏ xuống trong đêm giao thừa cô độc. Em bé mười ba tuổi lần đầu tiên tập cúng mẹ mình. Cúng về đâu và lạy về đâu. Trong lòng Biển Đông sâu thẳm, mẹ có còn nghe được tiếng khóc của đứa con đang lạc loài trên đất lạ. Bắt đầu từ đó. Từ hành lang phi trường Tân Sơn Nhất, người lính già HO gạt nước mắt chào tạm biệt thân nhân, tạm biệt quê hương, nơi một lần máu mình đã đổ. Ra đi, mang theo những tên tuổi, những địa danh đã hằn sâu trong ký ức. Ra đi, để lại sau lưng tuổi thanh niên trong ngục tù xiềng xích. Ra đi, để lại bao đồng đội, chiến hữu, anh em đang tiếp tục đếm những ngày dài bất hạnh trên quê hương.
Bắt đầu từ đó.
Tiếng guốc không còn khua trên đường phố. Hàng cây sao đã héo. Hàng me xanh đã tàn. Hàng phượng vĩ không còn đỏ thắm. Những trụ đèn khuya trước cổng trường không còn ai đứng đợi. Những ô cửa của lớp học và của đời người đã đóng. Và cả một quê hương thân yêu cũng chừng như đã chết.
Ra đi.
Ra đi.
 Và từ đó chúng ta đi. Cảnh đời tuy có khác nhau. Tuổi tác tuy có khác nhau. Thời điểm tuy có khác nhau. Nhưng chúng ta, những người Việt Nam may mắn còn sống sót, cùng mang một nỗi đau chung: nỗi đau Việt Nam. Nỗi đau lớn dần theo mỗi ngày biệt xứ. Nước mắt của những bà mẹ Việt Nam khắp ba miền góp lại chắc đã nhiều hơn nước sông Hồng. Xương trắng của cha anh nếu chất lại chắc đã dài và cao hơn cả dãy Trường Sơn. Hôm nay, cơn bão lửa dù chưa qua hết nhưng với ý chí vươn lên, những người Việt Nam may mắn còn sống sót, thay vì ngồi thở ngắn than dài cho số phận, đã dìu nhau đứng dậy, dìu nhau đi lên, sống một cuộc sống tích cực, làm những công việc tích cực cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước. Nhờ thế, sau đêm tối trời của vận nước và đời mình, đa số chúng ta đã tìm được một cành mai hy vọng ở xứ người. Để từ đó làm điểm khởi hành lên đường đi dựng lại Mùa Xuân Dân Tộc.
Hôm nay, đau buồn vẫn chưa nguôi nhưng sức sống không phải vì thế mà ngừng lại. Những thuyền nhân tí hon trên những chiếc ghe bằng gỗ mong manh ngày xưa bây giờ đã lớn. Các em đã thành những kỹ sư, bác sĩ tài ba, những khoa học gia lỗi lạc trong nhiều ngành. Ai đã dạy em nên người? Cha mẹ. Vâng. Thầy cô. Vâng. Nhưng còn hơn thế nữa, còn từ trong dòng máu Việt Nam.
Hôm nay, những con nước nhỏ dưới chân cầu đã trôi ra biển rộng. Nhưng không phải vì thế mà tan loãng trong đại dương bát ngát như hàng triệu con nước khác. Trái lại, những giọt nước từ sông Hồng, sông Hương, sông Ba, Thu Bồn, Trà Khúc, Cửu Long, Vàm Cỏ, vẫn hẹn một ngày bốc thành hơi, bay về tưới mát ruộng đồng xứ Việt thân yêu đã nhiều năm đại hạn.
Tất cả, một ngày không xa sẽ rơi vào quên lãng, sẽ tan biến đi theo chu kỳ sinh, trụ, dị, diệt của nhân sinh. Không quan trọng. Điều quan trọng, trong giờ phút còn có mặt, còn được góp phần, xin làm một que củi nhỏ để ngọn lửa hy vọng, tình người, tình đất nước, trong lòng mỗi chúng ta, đừng tắt.
Trần Trung Đạo

K25 Hội Ngộ Hoa Anh Đào 2017

Thân mến chúc các bạn Thưởng, Xương, Đông, Bính, Thoại và Khoa cuộc Hội Ngộ Hoa Anh Đào năm nay 2017 cùng gia chủ Trần Kiến Võ thật vui vẽ và như ý - Gửi các bạn vài hình ảnh từ trên mạng.
Dalat25

 Từ trái: Xương, Võ,  Đông @ ga xe điện

 Từ trái: Thoại. Xương, Bính, Võ, Thưởng và Khoa @ tư gia bạn Võ

 Từ trái: Võ, Khoa, Xương, Đông, chị Đông, Chị Thoại, Chị Xương,( ?), (?), Chị Thưởng, Thưởng, Chị Khoa, (?).

Gây qủy cho ngày 30-04-2017 tại Toronto Canada

Vài hình ảnh Đêm Gây Quỷ cho ngày Quốc hận 30 tháng 4 tại Toronto Canada do bạn Nguyễn Văn Hoà post trên Diễn Đàn K25
N/T Nguyễn Công Tài K23 (TSQ), NT Phùng Q. Hưng K22 ( VB) và bạn Nguyễn Văn Hoà (phải)

Từ Trái -Ngồi: N/T Thiếu Tướng Lê Minh Đảo K10 ( giữa), NT Lê Văn Trang K14.
Đứng: Nguyễn V Hoà K25, NT Nguyễn Công Tài K23 (nón đỏ), NT Phùng Q. Hưng K22